Hiển thị tất cả 5 kết quả


Gần một phần tư (23%) phát thải khí nhà kính của Hoa Kỳ đến trực tiếp từ các nguồn công nghiệp, chẳng hạn như sản xuất, chế biến thực phẩm, khai thác mỏ và xây dựng. Những phát thải trực tiếp này là kết quả của các quá trình đa dạng, bao gồm quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch tại chỗ để tạo nhiệt và điện, không sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các quá trình hóa học được sử dụng trong sản xuất sắt, thép và xi măng. Ngoài ra, ngành công nghiệp tạo ra khí thải gián tiếp từ điện năng do tập trung sản xuất mà nó tiêu thụ. Lĩnh vực công nghiệp chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán điện của Hoa Kỳ. Nếu kết hợp lượng khí thải trực tiếp và gián tiếp, lĩnh vực công nghiệp là lĩnh vực phát thải lớn nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ, chiếm 29,6% tổng lượng khí thải. Đây là các con số được thống kê về sự ảnh hưởng của ngành công nghiệp Hoa Kỳ đến môi trường. Ở Việt Nam, dữ liệu về vấn đề này chưa được thống kê chính xác nhưng khi so sánh giữa các yếu tố như: Sự phát triển của công nghiệp, quy định và quản lý về hoạt động phát thải, phương pháp xử lý chất thải, chúng tôi tin rằng, vấn đề khí thải công nghiệp ở nước ta cũng đang tồn tại nhiều vấn đề, sự phát triển của các ngành sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí xung quanh, và cần có những phương pháp tốt nhất để cải thiện vấn đề.

Bụi và khí- Hai thành phần chính gây ô nhiễm môi trường

Bụi và khí được xem là 2 thành phần chính tồn tại trong không khí, cũng là sản phẩm điển hình của các ngành sản xuất. Các chuyên gia đã đưa lời cảnh tỉnh về những ảnh hưởng mà chúng gây ra:

Ảnh hưởng của bụi

Các hạt bụi (PM) phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau do đó, chúng cũng có sự khác biệt về kích thước và thành phần hóa học. Các hạt thô có thể được coi là những hạt có đường kính lớn hơn 2,5 μm (ví dụ PM 10 - 10 μm), và các hạt mịn nhỏ hơn 2,5 μm (PM 2,5 ). Trong điều kiện ẩm ướt, nhiều hạt hút hơi nước và phát triển tạo thành các giọt nhỏ. Thuật ngữ 'aerosol' thường được sử dụng cho cả các hạt rắn và các giọt lơ lửng trong không khí. Vật chất dạng hạt có thể được tạo ra bằng cơ học, ví dụ do gió, có thể được thải trực tiếp vào khí quyển hoặc có thể được hình thành bởi các phản ứng trong khí quyển từ các khí tiền chất. Ngoài nguồn gốc tự nhiên là do phản ứng hóa học của các chất trong khí quyển, quá trình hoạt động sinh hoạt hàng ngày, sản xuất cũng có thể tạo ra các hạt. Xét về sự ảnh hưởng của bụi, có thể khẳng định, hạt PM gây ra những vấn đề về hô hấp, hạt có đường kính dưới 10 µm (PM10) càng dễ tấn công vào trong cơ thể và gây ra ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau. Với hạt bụi kim loại, sự ảnh hưởng của chúng càng lớn. Không chỉ gây ra hệ lụy cho con người, thảm thực vật, động vật hay khí hậu Trái đất đều bị tác động bởi bụi.

Ảnh hưởng của khí độc hại

Rất khó để có thể xác định chính xác thành phần chất khí tồn tại trong một luồng khí thải nào đó, tuy nhiên, các hoạt động công nghiệp, từ sản xuất điện và xi măng đến quản lý chất thải và đốt rác, và chăn nuôi gia súc tập trung có trách nhiệm phát thải các chất độc hại, bao gồm ôxít lưu huỳnh, ôxít nitơ, amoni, bụi và thủy ngân và các kim loại nặng khác, vào không khí, nước và đất. Các hoạt động công nghiệp quy mô lớn cũng làm tiêu hao tài nguyên quý giá, sử dụng hóa chất độc hại và phát sinh ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.

Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp được kết hợp giữa công nghệ UV và các công nghệ khác

Kết hợp công nghệ lọc tĩnh điện và UV để xử lý khí thải công nghiệp

Với 2 thành phần chính là bụi và khí, Dr.Air đã nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm máy xử lý khí thải lọc tĩnh điện- UV. Sự kết hợp này mang đến hiệu quả trong việc loại bỏ bụi, khói, khí cũng như phân tử gây mùi.

Nguyên lý hoạt động của máy lọc tĩnh điện

Máy lọc tĩnh điện xử lý khói bụi dựa trên nguyên lý điện trường. Khi dòng khí thải đi qua, các hạt được tích điện, mất cân bằng điện tích và bị loại bỏ khi điện cực trái dấu thu về. Nguyên lý này giúp thiết bị lọc tĩnh điện đạt được 3 ưu điểm sau:
  • Không yêu cầu hóa chất đầu vào, không sản sinh phụ phẩm độc hại
  • Phin lọc tĩnh điện tái sử dụng nhiều lần, giảm thiểu chi phí phát sinh
  • Dễ dàng tích hợp với công nghệ khác để đạt được hiệu quả toàn diện

Nguyên lý hoạt động của thiết bị UV

Khác với máy lọc tĩnh điện, thiết bị xử lý khí thải UV sử dụng chính luồng ánh sáng của mình để xử lý phân tử khí tổn tại trong môi trường. Đối với các ánh sáng UV được sử dụng trong thiết bị xử lý khí thải hiện nay, chúng có 2 mức bước sóng là 185nm và 254nm. Nếu như ánh sáng UV185nm phá vỡ cấu trúc của phân tử mùi cũng như vi sinh vật thì UV254nm tác động đến phân tử oxy trong môi trường để tạo ra sản phẩm mới là khí ozone- một chất khí có tính oxy hóa khử mạnh, dễ dàng phản ứng và loại bỏ chất gây mùi, vi sinh vật. Sự kết hợp giữa máy lọc tĩnh điện và UV mang lại hiệu quả toàn diện trong việc xử lý khói, bụi và mùi. Đây chính là lý do giải thích tại sao máy xử lý khí thải lọc tĩnh điện- UV Dr.Air được các nhà máy, xí nghiệp, người dùng lựa chọn và đánh giá cao. Khách hàng cũng có thể tích hợp thêm thiết bị xử lý khí thải than hoạt tính hoặc máy ozone công nghiệp trong những trường hợp cụ thể.

Công nghệ UV được ứng dụng trong nhiều hệ thống xử lý khí thải

0901.856.888