Giảm nguy cơ tiếp xúc với bụi mài PVC với thiết bị hút bụi
Vai trò của ngành sản xuất nhựa trong nền kinh tế
Sản xuất nhựa là ngành công nghiệp lớn thứ ba ở Hoa Kỳ với 900.000 lao động, mỗi năm, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khoản chi phí mỗi năm để xử lý rác thải, khí thải từ nhựa cũng không hề nhỏ.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp nhựa còn tương đối mới nhưng có tỉ lệ tăng hàng năm từ 16 đến 18%/ năm, được coi là ngành năng động, có tiềm năng phát triển lớn. Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), Việt Nam có gần 4.000 doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân thuộc ngành nhựa.
Nhựa đóng gói chiếm gần 40% tổng lượng nhựa tiêu thụ, phần lớn trong số đó được dùng để bảo quản thực phẩm tại các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa. Chúng cũng góp phần rất quan trọng đối với ngành xây dựng, điện tử và dược phẩm.
Rủi ro tiếp xúc với bụi mài PVC trong không khí
Trong bất kỳ loại hình sản xuất nhựa nào đều có những rủi ro đặc biệt liên quan đến chất lượng không khí tại nơi làm việc. Do bản chất của vật liệu, quá trình gia công và bụi mài nhựa có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí nguy hiểm cho sức khoẻ. Các hoạt động gia công nhựa giải phóng clo ở dạng điôxin – một nhóm hydro, vật liệu tổng hợp cacbon và oxy được liên kết với các phân tử clo. Tên thường gọi của chất độc nhất trong số các chất độc nhất là 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin, là TCDD. TCDD được giải phóng trong quá trình nghiền PVC.
Một yếu tố khác cần xem xét khi xử lý chất lượng không khí liên quan đến các phương pháp sản xuất nhựa là mức độ gia tăng của các hạt bụi mài trong không khí. Những hạt này gây rủi ro trong bất kỳ tình huống sản xuất nào do khả năng đốt cháy bụi. Sự tích tụ của bụi mài làm tăng nguy cơ cháy nổ. Vì lý do này, việc thu gom bụi mài tối ưu là điều bắt buộc.
Sự tích tụ của bụi khi gặp những điều kiện phù hợp sẽ dẫn tới cháy nổ
Quy định về thu gom bụi mài PVC
Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) đã đưa ra quy định về việc thu gom bụi tại các cơ sở sản xuất nhựa. Một trong những điều quan trọng của OSHA trong những quy định này là giới hạn phơi nhiễm cho phép (PEL), đo mức độ phơi nhiễm của một công nhân với một chất ở mức trung bình trong một ca làm việc 8 giờ. OSHA đã phát hành khoảng 500 PEL.
Bụi mài nhựa PVC tạo ra một số hạt bụi cực kỳ nguy hiểm. Ví dụ, vinyl clorua có liên quan đến ung thư. Trên thực tế, Cơ quan Bảo vệ Môi trường xếp loại hóa chất này vào nhóm A- Chất gây ung thư ở người. OSHA đựa ra mức giới hạn mức độ phơi nhiễm của công nhân ở mức 1 ppm (TWA).
Tại Việt Nam, Nhà nước đã ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về bụi QCVN 02 : 2019/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19: 2009/BTNMT quy định các mức giới hạn tiếp xúc cho phép tại nơi làm việc (bao gồm cả bụi mài PVC), yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan phải tuân thủ nghiêm ngặt.
Ứng dụng hệ thống xử lý bụi công nghệ lọc tĩnh điện trong xử lý bụi mài PVC
Để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng khí thải, nhiều giải pháp khác nhau được chủ doanh nghiệp sử dụng như: Hấp phụ, lọc ướt, … Máy lọc tĩnh điện là công nghệ mới nhất trên thị trường, thực hiện xử lý khói bụi hiệu quả với 2 dòng sản phẩm: Lọc ướt và lọc khô.
Các doanh nghiệp nên chấp hành đúng quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trang bị cho mình những thiết bị đảm bảo chất lượng để có thể tránh gây ra những tác động xấu về mặt sức khoẻ do bụi mài gây ra nói riêng và các loại bụi được tạo ra từ công nghiệp nói chung.