“Tòa nhà ăn khói”- Hướng đi mới trong công cuộc cải thiện ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay
Khói bụi, ô nhiễm không khí là một thực trạng đáng lo ngại tại tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Theo đánh giá của các tổ chức môi trường, chất lượng không khí ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay đang có diễn biến rất xấu.
Nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của nhiều thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh … luôn ở mức xấu từ 150 – 200, thậm chí là vượt qua 200 có nghĩa là chất lượng không khí rất xấu.
Toà nhà ăn khói được thi công xây dựng
Ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng, cần được cải thiện sớm. Các kiến trúc sư, nhà khoa học môi trường đã hợp tác để đưa ra một câu hỏi thú vị: liệu có khả thi để thiết kế và xây dựng các tòa nhà có thể làm sạch thụ động không khí đô thị khói bụi không?
Thực tế, các phản ứng hóa học tương đối đơn giản có thể cải thiện chất lượng không khí với sự trợ giúp nhỏ từ mặt trời. Một số công trình đã được xây dựng thí điểm, điển hình là tòa nhà bệnh viện có tên Torre de Especialidades được che chắn bởi mặt tiền dài 100 thước Anh được làm bằng gạch đặc biệt có khả năng lọc không khí tại Mexico.
Thực tế tòa nhà ăn khói đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong thời gian dài để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất giúp cho việc xây dựng trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí tốt hơn.
Mặt tiền của Torre de Especialidades hút hết ô nhiễm ở thành phố Mexico. Kết quả nghiên cứu từ một tổ chức thứ 3 cho thấy, mỗi ngày tòa nhà này có thể “ăn” được khoảng một lượng khói bụi khổng lồ, tương đương với lượng khí thải ra từ 8.750 phương tiện giao thông đi qua mặt tiền bệnh viện mỗi ngày.
Tình trạng ô nhiễm bầu không khí tại nhiều thành phố dường như sẽ không thể cứu vãn được đến mức con người cũng phải đeo mặt nạ cho cho các tòa cao ốc để cùng sống chung với nó. Một giải pháp le lói từ trong thực tế bi quan, đặc biệt, nó có thể là một món quà thần diệu dành cho rất nhiều thành phố của Trung Quốc.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của 1,2 triệu người dân nước này trong năm 2010, chiếm 40% tổng số ca tử vong vì khói bụi độc hại trên toàn cầu. Và dù sao, cách tốt nhất để chính là tìm ra một giải pháp không phải dùng đến loại vật liệu này trước khi lâm vào hoàn cảnh bế tắc như thành phố Bắc Kinh đang phải đối mặt.
Trong khi đó, thành phố Milan đang chuẩn bị cho hội chợ thế giới vào tháng 5 này với chủ đề “Cung cấp năng lượng cho hành tinh, cho sự sống”. Với tư cách là nước chủ nhà, Ý đang xây dựng thêm một phần sau gian hàng của mình , xây dựng nó với 9.000 mét vuông bê tông quang xúc tác có trộn lẫn titan dioxit.
Giống như bệnh viện ở Thành phố Mexico, tòa nhà sẽ có thể phân hủy các oxit nitric và nitơ khi nó bị ánh sáng mặt trời chiếu vào. Công ty kiến trúc Nemesi & Partners cho biết họ muốn tòa nhà giống như một khu rừng hóa đá và nó sẽ bao gồm một hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà để tự cung cấp năng lượng vào ban ngày.
Loại bê tông này, đôi khi được gọi là Tiocem, có thể được sử dụng không chỉ cho các tòa nhà mà còn có thể được sử dụng để lát nền, lợp ngói, xây dựng đường và tường đệm âm đường cao tốc. Đã được xác nhận bởi các nghiên cứu của Liên minh Châu Âu, hy vọng sẽ thấy nó sinh sôi nảy nở ở các khu vực đô thị khói bụi trên toàn thế giới.
Nguồn: Kiểu thiết kế nhà “ăn” bụi và khói được ưa chuộng (batdongsan.com.vn)