Ứng dụng xử lý khí thải động cơ diesel để xử lý khí thải máy phát điện
Máy xử lý khí thải động cơ diesel đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của khí thải đến môi trường. Với sự gia tăng nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu sử dụng máy phát điện dự phòng trong các ứng dụng như: Mất điện lưới; tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo; vận hành máy móc, … máy phát điện là giải pháp hàng đầu được lựa chọn., việc hiểu rõ tác dụng của máy xử lý khí thải động cơ diesel trở nên cực kỳ quan trọng.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện chủ yếu dựa trên động cơ diesel- loại động cơ đốt trong sử dụng nhiệt độ cao của khí nén để đốt nhiên liệu. So với những động cơ khác, động cơ diesel giành ưu thế về việc tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí vận hành nhưng mức độ gây hại cho môi trường là không hề nhỏ. CO, NOx, HC và bụi là chất thải chính sinh ra từ động cơ này, để lại hệ lụy nghiêm trọng cho bầu không khí và sức khỏe của con người.
Để giải quyết vấn đề về khí thải động cơ diesel cũng như giúp máy phát điện sử dụng dầu diesel phát triển, ứng dụng rộng rãi nhưng vẫn đảm bảo tính thân thiện với môi trường, máy xử lý khí thải động cơ diesel ra đời.
Tác dụng của máy xử lý khí thải động cơ diesel máy phát điện
Giảm khí thải độc hại
Tuân thủ quy định môi trường
Tăng hiệu suất và tuổi thọ động cơ
Giảm tiếng ồn
Ứng dụng rộng rãi
Nguyên lý hoạt động của máy xử lý khí thải động cơ diesel máy phát điện
Công nghệ SCR là công nghệ phổ biến được sử dụng trong máy xử lý khí thải động cơ diesel. Công nghệ SCR phát triển trên nền tảng công nghệ DPF. Khi thiết bị hoạt động, khí thải của động cơ diesel đi qua chất xúc tác dạng tổ ong và bộ lọc hạt. Khi đó, các chất khí ô nhiễm (HC, CO, PM, NOx) bị oxy hóa nhanh chóng dưới tác dụng của lớp phủ xúc tác trên bề mặt của chất mang (dung dịch ure), để biến đổi thành CO 2 , H 2 O và các chất khác mang tính thân thiện hơn với môi trường.
Các phương pháp phản ứng chính như sau:
4HC + 5O 2 = 2H 2 O + 4CO
SOF + O2 = H 2 O + CO
2CO + O 2 = 2CO 2
2NO + O 2 = 2NO 2
Các điều kiện và yêu cầu làm việc của máy xử lý khí thải động cơ diesel
Để thiết bị xử lý khí thải diesel có thể hoạt động hiệu quả, yêu cầu xúc tác phải đạt nhiệt độ hoạt hóa tốt càng sớm càng tốt, do đó, thiết bị nên được đặt vị trí lắp đặt gần cửa xả của động cơ.
Khi bộ lọc khí thải hoạt động, nhiệt độ bề mặt của vỏ có thể đạt 300-400 ℃, và nhiệt độ của cổng xả có thể đạt 200-300 ℃. Vì lý do này, một khoảng cách nhất định giữa bộ chuyển đổi xúc tác và các bộ phận khác được yêu cầu, và cổng thoát khí nên được đặt cách xa lối đi lại của con người để tránh tình trạng bỏng, bị thương.