Các biện pháp phòng ngừa và xử lý bụi giấy hiệu quả

Là ngành sản xuất trọng yếu, đóng vai trò quan trọng góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam và trong đời sống của con người, ngành công nghiệp giấy đang phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của ngành giấy thì vấn đề khói bụi luôn là vấn đề rất nhức nhối vì khói bụi giấy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động  mà còn ảnh hưởng đến người dân vùng xung quanh nhà máy. Chính vì thế việc trang bị hệ thống xử lý bụi giấy là giải pháp cần thiết góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Bụi giấy là gì?

Bụi giấy là các hạt nhỏ bao gồm các tạp chất và hạt bụi phát sinh trong quá trình sản xuất giấy. Trong ngành công nghiệp giấy, quá trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn như nghiền gỗ, chế biến hóa chất, và xử lý sợi để tạo thành sản phẩm giấy cuối cùng. Trong quá trình này, các hạt nhỏ có thể được tạo ra và lơ lửng trong không khí, tạo thành bụi giấy.

Bụi giấy có thể gồm các thành phần như sợi gỗ, tinh chất hóa học, và các chất tạp khác. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, bụi này có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trong nhà máy giấy và có thể lan ra môi trường xung quanh.

Bụi trong sản xuất giấy
Bụi trong sản xuất giấy

Quy trình sản xuất giấy công nghiệp

Sau khi tìm hiểu về nguyên liệu sản xuất giấy thì nhiều người còn chưa hiểu quá trình tạo ra giấy như thế nào? Theo đó, quy trình sản xuất giấy công nghiệp, quy trình sản xuất giấy A4, túi giấy,… sẽ theo những bước cụ thể. Trong khi đó, một số dòng giấy lại được sản xuất theo những bước khác nhau.

Nhìn chung, quy trình sản xuất giấy bao gồm 4 giai đoạn: Làm bột giấy, bổ sung chất phụ gia, kéo giấy và cuối cùng là hoàn thiện giấy. Dưới đây là chi tiết từng bước trong các giai đoạn trên:

2.1 Làm bột giấy

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu gỗ thì bước đầu tiên trong quy trình sản xuất giấy chính là làm bột giấy (bột gỗ). Theo đó, với những loại gỗ tự nhiên thì đầu quá trình làm bột giấy sẽ trải qua những bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Bóc vỏ gỗ và chẻ nhỏ: Những khúc gỗ to sẽ được bóc hết phần vỏ bên ngoài và chia nhỏ thành nhiều mảng khác nhau trước khi bước vào quá trình nghiền hoá chất.
  • Bước 2: Nghiền bột giấy bằng hoá chất và thiết bị cơ khí: Lúc này, người sử dụng dùng đến các loại cơ khí và phá vỡ hoá chất lignin để tạo ra bột giấy.
  • Bước 3: Tiến hành làm sạch: Ở bước này, bột giấy sau khi được sàng lọc và sấy khô có thể sử dụng để chế biến thành bột giấy. Tuy nhiên, cần trải qua một vài bước xử lý tiếp.
  • Bước 4: Xử lý cơ học: Ở bước này thì bột gỗ được mài thành màu trắng. Với bột gỗ màu nâu sẽ hình thành do cuống cây thấm ướt trước khi được mài và bột nhiệt cơ sẽ được sản xuất từ phế liệu gỗ và được băm nhỏ, bỏ bào ở các xưởng.
  • Bước 5: Xử lý hoá học: Các mảnh gỗ sẽ được nấu lên bằng phương pháp tẩy trắng (có clo và không clo). Sau khi nấu khoảng 12 – 15 giờ đồng hồ thì thu được thành phẩm là sợi gỗ và cellulose tách ra khỏi thân gỗ. Bột gỗ sau nấu tiếp tục được đem đi tẩy trắng, sấy khô và trộn với các dung dịch đậm đặc để chảy qua trục lăn.
Quy trình sản xuất bột giấy
Quy trình sản xuất bột giấy

2.2 Bổ sung chất phụ gia

Sau bước đầu tiên là sản xuất bột giấy thì tiếp đến việc sử dụng chất phụ gia bổ sung. Sau khi bột giấy trải qua quá trình đập, ép, tác động dưới máy dập thì những chất độn khác nhau sẽ đươc trộn thêm vào như cao lanh, phấn,hoá chất (oxit titan),… cụ thể như sau:

  • Lượng phụ gia được dùng trong quy trình sản xuất giấy có thể lên đến 30%.
  • Hợp chất phụ gia được thêm vào bột giấy thông thường bao gồm: Cao lanh (china calay), tinh bột, blano fixe, đi ô xít titan, phấn,…

Việc tập hợp các loại chất sẽ quyết định độ trong trẻo hay mờ đục của giấy. Đồng thời, giai đoạn này cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến độ nhẵn mịn hay sần sùi của giấy sau quá trình hoàn thiện. Việc bổ sung chất hồ như tinh bột trong thời điểm này cũng giúp giấy bóng hơn, điển hình một số loại giấy có độ bóng cao phải kể đến như couches, giấy bristol, catalogue,… Như vậy, bổ sung chất phụ gia là bước vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất giấy mà nhiều người nên chú ý.

2.3 Kéo giấy

Đây là bước thứ 3 trong quá trình làm giấy từ gỗ hay từ giấy phế liệu. Bột giấy sau khi được tẩy trắng, thông qua quá trình xử lý cơ học và hoá chất, được trộn thêm nhiều chất phụ gia thì sẽ đến bước bơm vào máy kéo giấy tự động. Bước này được tiến hành cụ thể như sau:

  • Các tấm giấy mỏng được tạo thành trên máy kéo giấy.
  • Dung dịch bột giấy sau khi được làm sạch nhiều lần sẽ chảy trên mặt lưới, phần lớn nước chảy ra ngoài, thoát đi và cấu trúc của tờ giấy được hình thành.
  • Phía bên dưới lưới có đặt máy hút nước giúp quá trình thoát nước trở nên dễ dàng.

Như vậy, giấy công nghiệp được sản xuất sẽ bao gồm 2 mặt là mặt lưới và mặt láng. Sau bước trên, giấy sẽ được đem đi ép và sấy rồi tiếp tục ép và cuộn tròn. Đây cũng là bước cơ bản trong quy trình sản xuất giấy mà trong đó giấy đã cơ bản được sản xuất.

Quy trình kéo giấy
Quy trình kéo giấy

2.4 Hoàn thiện giấy

Sau các bước trên thì giấy sẽ được đem sấy khô và cuộn thành các cuộn lớn. Sau đó, các cuộn giấy này sẽ trải qua quá trình làm nhẵn, nén chặt hơn bằng máy cán giấy rồi cuối cùng cắt theo các kích cỡ khác nhau, tuỳ vào mục đích sử dụng. Như vậy, với trường hợp băn khoăn quy trình sản xuất giấy a4 thì tương tự những bước như trên, duy chỉ có bước cuối cùng là tiến hành cắt giấy theo khổ A4 đã định trước. Đây cũng là khổ giấy được sử dụng phổ thông hiện nay.

Quá trình nghiền bột giấy là quá trình phát thải nhiều bụi mịn nhất. Bụi giấy cũng xuất hiện từ đây, bụi giấy tác động rất lớn đến hiệu suất cũng như sức khỏe của người lao động, do đó việc xử lý bụi giấy là yêu cầu cấp thiết trong quá trình sản xuất công nghiệp.

Tình trạng bụi giấy hiện nay

Theo báo cáo thống kê mới nhất cuối tháng 12/2018, nước ta hiện nay có khoảng 1500 cơ sở in mà chủ yếu là in nhãn hàng và bao bì. Điều này có thể nhận thấy tầm quan trọng của ngành giấy trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Song song với điều này, việc đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất nhưng lại chưa có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chính là vấn đề quan tâm của các chủ nhà máy.

Thông thường khói bụi giấy thường bắt nguồn từ các khâu như: xẻ mảnh gỗ, nghiền bột giấy, đốt lò hơi bằng than, cắt xén giấy… Đây đều là những loại bụi có trọng lượng nhẹ và mịn thường bay lơ lửng  trông không trung.

Tác hại của bụi giấy đến con người
Tác hại của bụi giấy đến con người

Tiếp xúc với bụi giấy lâu ngày có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động. Một số bệnh gây ra do bụi có thể kể tới như:

  • Đường hô hấp: viêm mũi, viêm khi quản, viêm xoang,…
  • Da liễu: Sưng tấy lỗ chân lông hay viêm da dị ứng
  • Tiêu hóa: Các hạt bụi khi tích tụ trong dạ dày có thể gây viêm loét, trầy xước viêm mạc dạ dày,…
  • Bụi cũng có thể gây chấn thương mắt. Nghiêm trọng hơn, bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc làm giảm thị lực.
  • Người lao động tiếp xúc với nồng độ bụi cao gây xơ hóa phổi, dính màng phổi. Tiếp xúc thời gian dài có nguy cơ bị ung thư phổi, bội nhiểm vi khuẩn.
  • Đặc biệt gây bệnh bụi phổi nghề nghiệp, bệnh này gây xơ hóa phổi và bệnh tiến triển không ngừng, ngay cả khi người lao động rời khỏi khu vực làm việc không tiếp xúc với bụi, bệnh không có khả năng hồi phục và nhiều trường hợp biến chứng gây tử vong.

Phương án xử lý bụi giấy tối hiệu quả hiện nay?

Để đảm bảo hiệu quả trong xử lý bụi giấy, các hệ thống và thiết bị cần đáp ứng một số yêu cầu quan trọng. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản mà hệ thống xử lý bụi giấy cần đáp ứng:

  • Hệ thống lọc không khí cần có hiệu suất cao để loại bỏ các hạt bụi mịn từ không khí.
  • Phải được thiết kế phù hợp với quy mô của nhà máy và loại sản xuất giấy cụ thể.
  • Máy hút bụi giấy và hệ thống hút khói cần có công suất và sức mạnh đủ để ngăn chặn bụi và khói ngay tại nguồn gốc.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và môi trường liên quan đến xử lý bụi giấy.
  • Các thiết bị phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  • Cung cấp các thiết kế dễ bảo trì và điều chỉnh để đảm bảo hiệu suất ổn định theo thời gian.
  • Cho phép điều chỉnh và tùy chọn linh hoạt để phù hợp với nhu cầu cụ thể của quy trình sản xuất giấy.
  • Thiết kế có hiệu quả về năng lượng để giảm chi phí vận hành
  • Các thiết bị cần được thiết kế để giảm tiếng ồn trong quá trình xử lý bụi giấy.
  • Hệ thống cần có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng cường sản xuất trong tương lai.

Vai trò của hệ thống xử lý bụi giấy

Giúp môi trường làm việc sạch sẽ

Hệ thống hút bụi giấy giúp thu gom nhanh chóng các loại bụi bẩn, rác vụn, hóa chất trong không gian nhà máy. Giúp cho không gian nhà máy luôn được sạch sẽ, trong lành, từ đó giúp nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động.

Góp phần bảo vệ sức khỏe nhân viên

Vì các loại phương án xử lý bụi giấy đều được thiết kế bộ lọc cao cấp hoặc được trang bị các túi lọc bụi dày, giúp bụi bẩn được giữ lại bên trong, không phát tán ngược ra bên ngoài. Do đó, môi trường làm việc của người lao động luôn đạt chất lượng tốt nhất và làm giảm được các nguy cơ mắc bệnh về da và đường hô hấp, bảo vệ sức khỏe người lao động tốt nhất.

Đơn vị cung cấp hệ thống xử lý bụi giấy uy tín, chất lượng

Tự hào là một trong top các Công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp hệ thống xử lý bụi giấy, Dr.Air là nơi bạn có thể tin tưởng để lựa chọn.

Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về độ bền, hiệu quả của sản phẩm, giá cả không phải lo nghĩ, vì chúng tôi là đơn vị trực tiếp sản xuất vì thế sẽ có mức giá hợp lý cho bạn. Qúy khách hàng đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý bụi giấy hãy liên hệ ngay với Dr.Air theo số Hotline  0901.856.888 để được tư vấn, hỗ trợ khảo sát và lên phương án tốt nhất của bạn.

Bài viết khác

xu-ly-khi-thai-nha-may-giay
Hệ thống xử lý khí thải nhà máy giấy an toàn hiệu quả

Cùng hệ thống Xử lý khói bụi của Dr.Air tìm hiểu về hệ thống Xử lý khí thải nhà máy giấy. Một vấn đề quan trọng để phát triển ngành này một cách bền vững và không gây hại cho môi trường cũng như sức khỏe của công nhân. Tác hại của khí thải nhà

thap-hap-phu-than-hoat-tinh
Cách tính toán tháp hấp phụ than hoạt tính đơn giản

Ô nhiễm không khí đang trở thành một thách thức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của con người và môi trường. Để cải thiện chất lượng không khí, các phương pháp xử lý ô nhiễm đóng vai trò quan trọng. Trong số các công nghệ này, Tháp hấp phụ than

xu-ly-khi-thai-lo-hoi-dot-than
Phương pháp xử lý khí thải lò hơi đốt than hiệu quả an toàn

Khí thải từ các lò hơi như lò đốt than đá, lò hơi đốt củi hay lò hơi đốt dầu đều chứa các chất độc hại. Nếu không được xử lý và loại bỏ trước khi thải ra môi trường, những luồng khí này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với

0901.856.888