Phát thải than bùn – hủy hoại lợi ích rừng của Vương quốc Anh

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Tuy nhiên hoạt động của con người ngày nay đã phần nào gây hại đến rừng. Phát thải từ vùng đất than bùn của Vương quốc Anh có thể hủy bỏ tất cả việc giảm lượng carbon đạt được thông qua các khu rừng mới và hiện có. Thực tế cho thấy sự suy thoái của nhiều vùng đất than bùn đang làm tăng lượng khí thải carbon. Điều này khiến chính phủ tập trung nhiều hơn vào các khu rừng, các hoạt động để bảo vệ và tăng cường các vùng đất than bùn cũng được thực hiện.

Lợi ích của than bùn nguyên sinh tại rừng

Bãi đầm lầy của rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2
Bãi đầm lầy của rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2

Một vũng than bùn nguyên sinh ẩm ướt hấp thụ CO2 mà không hề có bất kỳ giới hạn nào trong khi sự hấp thụ của cây với CO2 chỉ diễn ra trong điều kiện có ánh sáng mặt trời. Do đó, khi vũng lầy trở nên khô cằn, thoái hóa đồng nghĩa với việc một lượng lớn carbon trong vũng lầy bị oxy hóa. Cũng chính vì lý do đó mà việc khôi phục các vũng lầy bằng cách lấp các rãnh thoát nước là một cách giảm phát thải hiệu quả về chi phí.

Có khoảng 18,5 triệu tấn khí thải nhà kính đến từ các vùng đất than bùn mỗi năm ở Anh. Lượng khí thải tương tự sẽ được thu giữ thông qua rừng hiện có và rừng mới trồng. Nhưng điều quan trọng là khi điều đó chỉ được thực hiện khi cây cối phát triển hoàn toàn vào năm 2050 đến năm 2055. Nói cách khác, trong khi cả việc phục hồi rừng và than bùn đều cần phải được thực hiện thì cải thiện than bùn vẫn là giải pháp cần được ưu tiên.

Ước tính có hơn 3 tỷ tấn carbon được lưu trữ trong các vùng đất than bùn ở Anh tương đương với tất cả lượng carbon được lưu trữ trong các khu rừng ở Anh, Pháp và Đức cộng lại
Ước tính có hơn 3 tỷ tấn carbon được lưu trữ trong các vùng đất than bùn ở Anh tương đương với tất cả lượng carbon được lưu trữ trong các khu rừng ở Anh, Pháp và Đức cộng lại

Các nhà bảo vệ môi trường khẳng định chiến lược của chính phủ phải cấm khai thác than bùn cho các khu vườn. Hiện tại, việc làm này đang được thực hiện một cách tự giác nhưng chúng được đánh giá là quá chậm so với nhu cầu thực tế. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến hiệu quả của các giải pháp dựa vào tự nhiên khác trong việc giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Cần một mức đầu tư lớn hơn vào việc khôi phục hoặc tái tạo các vùng đất than bùn, và chúng ta cần một chiến lược để chuyển đổi công bằng, có quản lý nhằm đưa các doanh nghiệp thoát khỏi sự phụ thuộc vào việc sử dụng các vùng đất than bùn.

Hiện tại, Anh cam kết với Quỹ Thiên nhiên vì Khí hậu khôi phục 35.000 ha đất than bùn vào năm 2025. Chính phủ này cũng sẽ cố gắng loại bỏ dần việc sử dụng than bùn trong nghề làm vườn vào năm 2030 và xem xét các biện pháp tiếp theo để chấm dứt việc sử dụng than bùn trong tương lai.

Bảo vệ các vùng đất bùn lầy là việc làm rất quan trọng để giảm thiểu khí nhà kính
Bảo vệ các vùng đất bùn lầy là việc làm rất quan trọng để giảm thiểu khí nhà kính

Giám đốc điều hành của CCC, Chris Stark, cho biết: “Việc khôi phục đất than bùn là điều không cần bàn cãi nhưng cần phải hành động ngay từ bây giờ. Hầu hết các vùng đất than bùn của Vương quốc Anh đang ở trong tình trạng xấu, chiếm khoảng 5% lượng khí thải nhà kính của đất nước. Vấn đề này có thể sửa chữa được, bằng cách khôi phục và quản lý đất đai của chúng ta bền vững hơn. Về lâu dài, các vùng đất than bùn hoạt động tốt có thể liên tục hút CO2 từ khí quyển, và là một nguồn dự trữ cacbon quan trọng, có tiềm năng phát triển mang lại những lợi ích bổ sung như giúp nguồn nước sạch, giảm nguy cơ lũ lụt.

Ước tính có hơn ba tỷ tấn carbon được lưu trữ trong các vùng đất than bùn ở Anh – tương đương với tất cả carbon được lưu trữ trong các khu rừng ở Anh, Đức và Pháp cộng lại. Chỉ có 22% diện tích đất than bùn của Vương quốc Anh được ước tính là vẫn ở trạng thái “gần như tự nhiên” – đó là khi chúng không góp phần làm nóng toàn cầu. Các vùng đất than bùn cũng có khả năng lưu trữ carbon, nước lũ rất lớn và là nơi trú ẩn của các loài động vật hoang dã.

Các biện pháp khôi phục, tái tạo vùng đất than bùn tại rừng

Khôi phục và tái tạo vùng đất ảnh hưởng bởi phát thải than bùn tại rừng đòi hỏi một quá trình chăm sóc chi tiết và đa dạng để tái tạo đất, cây cỏ, và hệ sinh thái. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến mà có thể được thực hiện:

Thu Gom và Loại Bỏ Than Bùn: Bước quan trọng đầu tiên là thu gom và loại bỏ than bùn từ vùng đất ảnh hưởng. Các biện pháp này giúp loại bỏ chất ô nhiễm và tạo điều kiện cho quá trình khôi phục.

Phân Loại Đất và Phân Tích Chất Đất: Phân loại đất và phân tích chất đất giúp xác định tình trạng đất, mức độ độ phân hủy và các yếu tố dinh dưỡng cần thiết. Dựa trên kết quả này, có thể áp dụng phương pháp tái tạo phù hợp.

Chồng Lớp Mún và Chất Phủ Bảo Vệ: Chồng lớp mún và các chất phủ bảo vệ như cỏ, cây bụi, hoặc lớp cỏ dại giúp bảo vệ đất khỏi quá trình rửa trôi và giữ chặt đất, tăng cường sự ổn định của đất.

Tái Thiết Kế Đào Mỏ và Địa Hình: Trong trường hợp có các khu vực đất bị hủy hoại nặng nề, việc tái thiết kế đào mỏ và địa hình có thể cần thiết để khôi phục hệ sinh thái tự nhiên.

Tái Tạo Cây Cỏ và Cây Lớn: Sử dụng cây cỏ và cây lớn phù hợp với điều kiện đất để tái tạo và bảo vệ đất. Việc chọn loại cây phù hợp với đất, khí hậu, và môi trường sẽ giúp hỗ trợ quá trình tái tạo.

Quản Lý Nước: Triển khai hệ thống quản lý nước nhằm giảm nguy cơ mất mát đất và giữ cho đất ẩm đủ mà không tạo ra tình trạng ngập úng.

Theo Dõi và Đánh Giá: Thực hiện các chương trình theo dõi và đánh giá để theo dõi sự phục hồi của vùng đất và xác định cần thiết các biện pháp điều chỉnh hoặc bổ sung.

Các biện pháp trên cần được thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường và bảo vệ rừng để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong quá trình khôi phục và tái tạo môi trường.

Xem thêm: Các vùng đất than bùn ở Anh đang giảm dần

Bài viết khác

xu-ly-khi-thai-nha-may-giay
Hệ thống xử lý khí thải nhà máy giấy an toàn hiệu quả

Cùng hệ thống Xử lý khói bụi của Dr.Air tìm hiểu về hệ thống Xử lý khí thải nhà máy giấy. Một vấn đề quan trọng để phát triển ngành này một cách bền vững và không gây hại cho môi trường cũng như sức khỏe của công nhân. Tác hại của khí thải nhà

thap-hap-phu-than-hoat-tinh
Cách tính toán tháp hấp phụ than hoạt tính đơn giản

Ô nhiễm không khí đang trở thành một thách thức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của con người và môi trường. Để cải thiện chất lượng không khí, các phương pháp xử lý ô nhiễm đóng vai trò quan trọng. Trong số các công nghệ này, Tháp hấp phụ than

xu-ly-khi-thai-lo-hoi-dot-than
Phương pháp xử lý khí thải lò hơi đốt than hiệu quả an toàn

Khí thải từ các lò hơi như lò đốt than đá, lò hơi đốt củi hay lò hơi đốt dầu đều chứa các chất độc hại. Nếu không được xử lý và loại bỏ trước khi thải ra môi trường, những luồng khí này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với

0901.856.888