Hệ thống xử lý mùi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
Việt Nam là một trong những quốc gia đang ở giai đoạn đầu của quá trình thay đổi cơ cấu tiêu thụ lương thực thực phẩm. Trong thập kỷ vừa qua, mức tiêu thụ thịt, đặc biệt là thịt lợn, sữa và trứng có tốc độ tăng nhanh, tạo cơ hội để ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển, trở thành mảnh đất “màu mỡ”, do đó, hàng loạt các nhà máy sản xuất thức ăn trong nuôi ở trong và ngoài nước ra đời, mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế của đất nước.
Mặc dù vậy, bên cạnh những lợi ích về kinh tế, các nhà máy này đối mặt với vấn đề xử lý khí thải, chất thải. Đã có không ít các nhà máy, cơ sở sản xuất bị đình chỉ hoạt động, đóng cửa do không xử lý được chất thải, vi phạm luật Môi trường. Và những người phải chịu ảnh hưởng đầu tiên, không ai khác chính là môi trường và người dân.
Hàng loạt các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bị xử phạt do gây mùi ô nhiễm
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, không khó để có thể tìm kiếm một bài báo liên quan đến vấn đề công ty chế biến thức ăn chăn nuôi gây ra mùi hôi thối. Một số trường hợp điển hình có thể kể đến như: Công ty TNHH Phú Hà Thái nằm trong khu công nghiệp huyện Tiền Hải, Thái Bình; Công ty Hồng Đức Vượng tại Khu công nghiệp Quán Ngang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; lò sản xuất thức ăn chăn nuôi tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, …
Theo phản ánh của người dân sống tại vùng lân cận các nhà máy này, hàng ngày, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, theo hướng gió bay đi khắp nơi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Nhiều gia đình phải đóng kín cửa để ngăn chặn mùi nhưng kết quả không hề khả quan. Đặc biệt, sau những ngày mưa, khi trời nắng lên cũng là lúc mùi hôi thôi càng trở nên nồng nặc và “khủng khiếp hơn”.
Nguyên nhân phát sinh mùi từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phát sinh ra những mùi khó chịu. Trong đó, nguyên nhân chính là từ hệ thống hấp và sấy khô. Khi các quy trình này diễn ra, dòng khí thoát ra khỏi máy sấy có nhiệt độ khoảng 95 độ C mang theo hơi nước và những chất gây mùi đặc trưng. Nồng độ của mùi phụ thuộc vào độ tươi của nguyên liệu đầu vào.
Ngoài ra, mùi từ các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi còn sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải hay mùi hóa chất, phụ phẩm.
Ảnh hưởng của mùi từ nhà máy sản xuất thức ăn đến môi trường và cuộc sống của người dân
Kết quả phân tích của các nhà quản lý môi trường cho thấy, trong mùi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều thành phần khí gây ô nhiễm khác nhau nhưng chủ yếu là các chất vô cơ như: ammoniac, hydrosulfua, … ngoài ra, còn có các chất hữu cơ như: thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ. Các chất hóa học này khi xâm nhập vào cơ thể của con người sẽ để lại những ảnh hưởng nhất định. Cụ thể như sau:
- Amoniac (NH3): Đối với cơ thể con người, NH3 cần thiết cho sự tổng hợp DNA và protein. Tuy nhiên, khi nồng độ chất này vượt ngưỡng tiêu chuẩn, chúng sẽ gây bỏng niêm mạc, cổ họng và đường hô hấp, dẫn đến suy hô hấp, kích ứng họng, kích ứng mũi.
- Hydrosulfua (H2S): Việc tiếp xúc với nồng độ H2S ở mức độ thấp không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi nồng độ của chúng cao hơn 10 ppm sẽ gây kích ứng màng nhầy, kích ứng phổi, mất ý thức, ngừng thở, thậm chí là tử vong.
- Metan: Khí metan xuất hiện nhiều trong đời sống hàng ngày, chúng không độc nhưng lại có thể gây ngạt, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, mất ý thức, mất phối hợp.
Như vậy, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng gây ra hệ quả không nhỏ, làm ô nhiễm bầu không khí cũng như cuộc sống của người dân sống ở khu vực xung quanh. Cần có các giải pháp tốt hơn để giải quyết lượng khí thải này. Để làm được điều đó, đỏi hỏi các cơ quan Nhà nước cần thắt chặt công tác quản lý, xử lý nghiêm các nhà máy vi phạm quy định; đồng thời, ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người từ các chủ doanh nghiệp cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Hệ thống xử lý mùi xưởng xuất thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ Ozone
Hydrogen sulfide (H2S) là có ngưỡng mùi 0,0011 mg/l, được hình thành do vi khuẩn sử dụng lưu huỳnh trong quá trình phân hủy thực vật, đá, chất hữu cơ, đất tạo ta phụ phẩm hydro sunfua có mùi hôi. Theo tỉ lệ cân bằng, sử dụng Ozone phân hủy H2S theo tỉ lệ 3:1, nhưng trên thực tế 4:1, điều này có nghĩa cần duy trì lượng nhỏ ozone trong đường ống từ 0.2 – 0.2ppm đủ để loại bỏ hết H2S trong khí thải.
Phương trình phân hủy Hydrogen sulfide bằng khí Ozone tinh sạch
HS– + 3O3 → HSO3– + 3O2
HSO3– + O3 → HSO4– + O2
Bảng thống kê thí nghiệm xử lý khí thải có nồng độ H2S 2.5ppm và liều lượng Ozone sử dụng
Tỷ lệ Ozone / H2S (ppm/ppm)Thời gian tương tác | 0:1 | 2.2:1 | 4.4:1 | 7.4:1 |
10 giây | 2.4 | 1.4 | 0.5 | 0.3 |
20 giây | 2.3 | 1.3 | 0.4 | 0 |
70 giây. | 2.3 | 1.1 | 0.3 | 0 |
130 giây | 2.3 | 1.0 | 0.2 | 0 |
Ozone ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến hợp chất amoniac (NH4-N), nitrite (NO2-N), nitrate (NO3-N) và carbon hữu cơ hòa tan. Trong thực tế dự án, nồng độ ozone đặt ở ngưỡng lần lượt 0,05, 0,1, 0,15, 0,2 và 0,25 ppm, nồng độ duy trì thực tế 0,04, 0,11, 0,15, 0,19 và 0,23 ppm, kết quả được sau 12h xử lý nồng độ 5ppm của NH4-N, tốc độ oxy hóa NH4-N là 0,65 ± 0,28 ppm/mỗi giờ; Kết quả tương tự với 5ppm NO2-N đã bị oxy hóa trong vòng 1,5 giờ với tốc độ 4,5ppm mỗi giờ, các chất hữu cơ hòa tan từ 15ppm xuống 2,9 ± 0,77ppm sau 12h.
Hệ thống xử lý linh hoạt với công nghệ khử mùi, khói bụi tiên tiến
HSVN GLOBAL CO.,LTD là đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực xử lý mùi công nghiệp với công nghệ Ozone Canada, công nghệ UV, Lọc bụi tĩnh điện, tháp dập & tháp hấp thụ khả năng khử 100% mùi khí thải công nghiệp, loại bỏ khí độc hại, bụi, đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 19: 2009/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải khác.